Wedding Ceremony là một khái niệm tương đối phổ biến trong thời gian và được nhiều người đề cập. Vậy Wedding Ceremony là gì? Và những nghi thức quan trọng trong phong cách tổ chức đám cưới kiểu phương Tây này là gì? Hãy cùng Let’s Celebrate tìm hiểu rõ về Wedding Ceremony và các điều thú vị xoay quanh nghi thức này nhé!
Nội dung chính
Wedding Ceremony là gì?
Khái niệm Wedding Ceremony
Lễ Thề Nguyền (hay Wedding Ceremony trong tiếng Anh) là nghi thức tổ chức đám cưới phổ biến ở phương Tây. Nghi thức Wedding Ceremony thường diễn ra ở nhà thờ, không gian ngoài trời tại sân vườn hoặc bãi biển với quy mô nhỏ chỉ từ 30 đến 50 khách mời. Trong hôn lễ, cô dâu – chú rể sẽ nói lời Thề Nguyện (Wedding Vows) trước mặt toàn bộ người thân, bạn bè như một sự xác nhận mối quan hệ vợ chồng chính thức.
Đặc điểm của Wedding Ceremony đúng chuẩn
So với lễ cưới theo phong cách truyền thống của Việt Nam, Wedding Ceremony có nhiều điểm khác biệt hơn về quy mô, cách thức tổ chức và hình thức lễ nghi.
Cụ thể: so Wedding Ceremony có ít nghi thức hơn lễ cưới truyền thống của người Việt. Toàn bộ buổi lễ hầu như chỉ tập trung vào hai nhân vật chính là cô dâu – chú rể. Sau khi nói lời thề nguyền, cặp đôi sẽ trao nhẫn cưới và nhận lời chúc phúc từ khách mời. Chính vì thế mà các buổi Wedding Ceremony thường chỉ kéo dài khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
Xem thêm: Mẫu Thiệp cưới Online hot nhất hiện nay
Wedding Ceremony thường có quy mô nhỏ và đơn giản dành cho khoảng 30 – 50 khách mời chỉ gồm gia đình và bạn bè thân thiết với cặp đôi.
Thay cho những sảnh tiệc cưới có quy mô lớn, Wedding Ceremony thường được tổ chức ở không gian ngoài trời như sân, vườn hoặc bờ biển và chỉ trang trí đơn giản với một chiếc cổng hoa đơn giản, sân khấu, một lối đi và sắp xếp một vài hàng ghế để mọi khách mời có thể quan sát buổi lễ.
Tiệc đãi khách tại Wedding Ceremony thường có phong cách nhẹ nhàng với bánh ngọt, champagne hoặc tiệc Buffet đứng với các món ăn khá đơn giản.
Wedding Vow trong Wedding Ceremony là gì?
Wedding Vow là cụm từ chỉ lời thề nguyện mà cô dâu – chú rể dành cho nhau trong buổi lễ Wedding Ceremony trước khoảnh khắc trao nhẫn và nhận lời chúc phúc từ mọi người. Nội dung Wedding Vow đôi khi chỉ là những lời hứa gắn bó bên nhau trọn đời, hơn nữa là những lời gửi gắm sáng tạo mà cô dâu – chú rể muốn nhắn nhủ đến nửa kia của mình khi sắp bước sang chặng đường mới.
Kinh nghiệm tổ chức Wedding Ceremony đúng chuẩn
Mặc dù tính chất của Wedding Ceremony thiên về khuynh hướng đơn giản và lượt bỏ hết các nghi lễ rườm rà nhưng với nguồn gốc từ phương Tây, phong cách đám cưới này cũng có một số trình tự và quy tắc tổ chức nhất định
Dự trù ngân sách tổ chức Wedding Ceremony
Để tổ chức một Wedding Ceremony hoàn hảo, chi phí trung bình mang tính chất tham khảo cho các cặp đôi rơi vào khoảng 200 đến 300 triệu VNĐ. Để không bỏ sót các hạng mục và tối ưu chi phí tổ chức đám cưới, cô dâu – chú rể nên lập một bảng dự trù ngân sách trên file Excel chia thành từng giai đoạn tương ứng với các phần cần chuẩn bị, chi phí tham khảo dự tính từ các nhà cung cấp và chi phí chi trả thực tế.
Lập danh sách khách mời dự kiến
Quy mô khách mời tại các Wedding Ceremony thường chỉ giao động trong khoảng dưới 100 khách mời. Để giữ trọn tính chất thân mật, gần gũi và đơn giản của buổi lễ các cặp đôi nên có một danh sách khách mời tương đôi chi tiết trước khi quyết định đặt địa điểm và sắp đặt quy mô tiệc cưới.
Lựa chọn concept tổ chức
Tùy thuộc vào sở thích, cách mà các cặp đôi tổ chức Wedding Ceremony muốn thể hiện câu chuyện tình yêu riêng trong hôn lễ và địa điểm tổ chức mà cô dâu – chú rể có thể lựa chọn các Concept trang trí không gian khác nhau như Concept Vintage nhẹ nhàng, Concept Rustic cá tính, Concept Retro cổ điển, Concept Địa Trung Hải tươi mát, Concept cổ tích lãng mạn hay Concept Bohemian phóng khoáng.
Xem thêm: Nên mừng bao nhiêu tiền khi đi đám cưới?
Tìm kiếm địa điểm cho Wedding Ceremony
Wedding Ceremony thường được tổ chức tại các địa điểm có không khí thoáng đãng như sân, vườn, villa, resort, rừng thông hoặc trên bãi cát cạnh bờ biển… Nhưng dù là ở đâu, địa điểm tổ chức hôn lễ theo phong cách này nên có đủ 7 tiêu chí như vị trí thuận lợi cho việc di chuyển, thời tiết thuận lợi, quang cảnh đẹp, không gian rộng rãi phù hợp cho việc trang trí theo các concept, tiện ích dịch vụ chuyên nghiệp, phục vụ món ăn chất lượng và có ưu đãi hấp dẫn.
Gửi thiệp cưới cho khách mời
Thông thường thiệp cưới thường được gửi đến khách mời khoảng 1 tháng trước ngày tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, đối với những Wedding Ceremony tổ chức ở thành phố hoặc tỉnh thành khác, cô dâu – chú rể nên trực tiếp gửi thiệp mời đến khách mời và xác nhận sự có mặt trước hơn 1 tháng.
Chuẩn bị lễ phục cưới
Cũng giống như tính chất của buổi lễ Wedding Ceremony, cô dâu – chú rể nên chọn những trang phục đơn giản, nhẹ nhàng và không có nhiều chi tiết cầu kỳ về mặt hình thức. Váy cưới nên có chất liệu mỏng nhẹ, độ dài vừa phải thuận tiện cho việc di chuyển và các hoạt động tương tác. Vest chú rể nên có thiết kế đơn giản, tông màu đơn sắc như đen – trắng – xám phù hợp với trang phục cô dâu, cũng như concept trang trí hôn lễ.
Thuê ekip phóng sự cưới trong Wedding Ceremony
Một ekip quay phim – chụp ảnh phóng sự cưới xuyên suốt buổi lễ Wedding Ceremony sẽ giúp cặp đôi có thể ghi lại trọn vẹn tất cả những khoảnh khắc quan trọng, cũng như cảm xúc của mọi quan khách có mặt. Tuy nhiên, nếu ngân sách tổ chức không cho phép, cô dâu – chú rể có thể cân nhắc chỉ thuê một nhiếp ảnh gia phóng sự để chụp lại những kỷ niệm đẹp trong hôn lễ.
Lên kịch bản chương trình
Có 3 nghi thức quan trọng không thể bỏ qua trong Wedding Ceremony là đón dâu, nói Wedding Vow và trao nhẫn cưới kết đôi. Vì vậy, khi lên kịch bản chương trình, cô dâu – chú rể có thể sáng tạo thêm một số nội dung hoặc hoạt động tương tác độc đáo để lồng vào thời gian trống vừa giúp tạo dấu ấn riêng, vừa giúp tạo không khí vui tươi cho hôn lễ.
Dưới đây là kịch bản nghi thức tổ chức Wedding Ceremony đầy đủ và chi tiết để các cặp đôi dễ dàng tham khảo. Trong trường hợp quá bận rộn hoặc cảm thấy có quá nhiều hạng mục cần phải chuẩn bị, cô dâu – chú rể có thể cân nhắc thuê Wedding Planner hoặc dịch vụ có sẵn tại các trung tâm tiệc cưới. Tuy nhiên đừng quên truyền đạt nguyện vọng và theo dõi quá trình thực hiện hôn lễ nhé, vì đây là Wedding Ceremony của riêng đôi bạn mà!
Kịch bản nghi thức Wedding Ceremony đầy đủ
Khách mời của Wedding Ceremony ổn định chỗ ngồi
Những khách mời đến với Wedding Ceremony thường sẽ tập trung tại địa điểm tổ chức buổi lễ trước khoảng 30 – 45 phút so với thời gian bắt đầu. Tại đây, cặp đôi có thể bày biện một ít bánh ngọt, cocktail hay thức ăn nhẹ để các vị khách có thể thưởng thức và trò chuyện trong thời gian chờ đợi.
Gần đến giờ cử hành lễ, MC hoặc người chủ trì sẽ có lời thông báo để mọi người sắp xếp chỗ ngồi. Thứ tự sắp xếp chỗ ngồi thường là phụ huynh và gia đình ngồi hàng ghế đầu và bạn bè thân thiết sẽ ngồi phía sau.
Phát biểu giới thiệu chương trình
Mở đầu buổi lễ Wedding Ceremony, MC thay mặt chủ nhân bữa tiệc dành vài lời cảm ơn toàn bộ khách mời đã không ngại đường xá xa xôi và danh thời gian đến bữa tiệc chung vui. Kế đó, MC tiếp tục thông báo sơ lượt về trình tự cũng như thời gian dự kiến diễn ra các hoạt động trong tiệc. Sau đó là giới thiệu đôi nét về cô dâu – chú rể, câu chuyện tình yêu của đôi bạn cũng như ý nghĩa của buổi Wedding Ceremony này.
Cô dâu – chú rể xuất hiện
Sau phần giới thiệu, cô dâu cùng chú rể sẽ có nhiều cách để xuất hiện trên sảnh đường như:
Cả hai tay trong tay cùng lúc bước vào buổi lễ. Chú rể xuất hiện trước rồi sau đó ba cô dâu sẽ từ từ dắt tay con gái bước vào lễ đường. Tiết mục khuấy động không khí của dàn phù dâu, phù rể dẫn dắt cặp đôi bước vào lễ đường
Sự xuất hiện của cặp đôi trong Wedding Ceremony là một phần quan trọng của buổi lễ, thường cần đến âm nhạc, nhân sự hỗ trợ và đạo cụ khác như cánh hoa, kim tuyến,… Chính vì vậy cặp đôi đừng quên bàn bạc kỹ lưỡng với bộ phận kỹ thuật về khâu tổ chức nghi thức này nhé!
Cặp đôi phát biểu cảm nghĩ
Sau khi xuất hiện và gửi lời chào ra mắt đến tất cả khách mời, cô dâu – chú rể sẽ phát biểm cảm nghĩ mở đầu cho nghi thức chính của Wedding Ceremony. Cặp đôi lần lượt nói về những kỷ niệm lần đầu, điểm ấn tượng về nhau, cũng như những gì họ đã làm để thêm phần thấu hiểu, đồng cảm, muốn gắn bó lâu dài với đối phương và tố chức buổi lễ Wedding Ceremony này.
Trao lời thề nguyền tại Wedding Ceremony
Wedding Vow chính là điểm nhấn ấn tượng nhất của bất kỳ buổi Wedding Ceremony nào và là phần luôn được mọi người chờ đợi nhất vì mỗi cặp đôi hầu như sẽ có Lời Thề Nguyện riêng tùy theo thói quen sinh hoạt, điểm mạnh – điểu yếu riêng của nhau nhưng sẽ cùng chung mục đích xây dựng một gia đình hạnh phúc trong tương lai.
Ví dụ, khi cô dâu thấy mình còn vụng về không giỏi làm việc nhà thì sẽ hứa dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, chú rể thường xuyên đi công tác xa nhà sẽ hứa thường xuyên gọi điện cho vợ và dành nhiều thời gian rãnh cho gia đình nhất có thể,…
Nghi thức kết đôi
Đối với Wedding Ceremony ở nước ngoài, người chứng hôn sẽ ký tên vào tờ giấy hôn thú do chính quyền cấp để chứng minh cặp đôi chính thức trở thành vợ chồng say Lễ Thề Nguyền. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghi thức này đã được linh hoạt thay đổi thành bước trao nhẫn và cắt bánh kem hoặc thắp nến, đổ cát, thả bồ câu,… nhằm mang lại sự may mắn cũng như đánh dấu khoảnh khắc cặp đôi chính thức đã trở thành vợ chồng.Kịch bản nghi thức Wedding Ceremony đầy đủ
Với những thông tin trên, Let’s Celebrate hy vọng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức để chuẩn bị tốt nhất dành cho đám cưới của mình. Ngoài ra bạn đọc có thể truy cập Let’s Celebrate để sử dụng các dịch vụ công nghệ dành cho đám cưới như: thiệp cưới online, sắp xếp quản lý công việc và tìm kiếm bên cung cấp dịch vụ.